Thứ Hai, 7 tháng 4, 2014

Quy trình sản xuất kính cường lực



Quy trình sản xuất kính cường lực (Tempered glass) (2012-07-17)


Kính an toàn cường lực (kính gia nhiệt – temper glass) được sản xuất theo phương pháp gia cường dao động ngang trên dây chuyền công nghệ hiện đại  theo tiêu chuẩn Châu Âu. Kính nổi chất lượng cao được gia nhiệt đến điểm biến dạng (khoảng 6500C) và sau đó  nhanh chóng làm nguội bằng luồng khí lạnh thổi lên bề mặt tấm kính một cách đồng đều và chính xác để làm đông cứng các ứng suất nén trên bề mặt kính. Qui trình này không làm thay đổi tính năng truyền sáng và tỏa nhiệt của kính nhưng nó làm tăng sức chịu nén bề mặt lên đến hơn 10.000psi (trong khi kính nổi thông thường chỉ chịu được dưới 3.500psi). Áp suất của gió, sự va đập của vật thể lạ và những ứng suất nhiệt được tạo nên từ những yếu tố khác phải lớn hơn sức nén này thì kính cường lực mới có thể bị vỡ.

 

Việt Đức - Quy trình sản xuất kính cường lực

Quy trình sản xuất kính cường lực:

 

Bước 1: Kính tấm nguyên khổ được đưa qua máy cắt để cắt theo quy cách đơn đặt hàng. Sau khi đã cắt theo yêu cầu, kính sẽ được đưa qua bộ phận mài, khoan, khoét theo yêu cầu của khách hàng, sau đó kính được chuyển qua thiết bị rửa và sấy khô để xử lý sạch bề mặt.

Bước 2:  Kính sẽ được kiểm tra kỹ xem đã đạt yêu cầu trước khi đưa vào lò cường lực (bước này rất quan trọng vì sau khi cường lực xong thì kính sẽ không gia công được nữa, nếu sai phải đập bỏ)

Bước 3:  Kính được chuyển sang vị trí chờ cường lực và in logo kính an toàn cường lực bằng sơn men (logo sơn men này sẽ bám rất chắc vào kính sau khi cường lực).

Bước 4:  Kính được đưa vào lò tôi kính để gia nhiệt đến điểm biến dạng và sau đó được nhanh chóng đưa ra khỏi lò và làm nguội bằng luồng khí lạnh một cách đồng đều và chính xác để đông cứng các ứng suất nén trên bề mặt kính và đồng thời giữ nguyên chất lượng kính.

Bước 5:  Kính thành phẩm được lấy ra khỏi dây chuyền và chuyển sang bộ phận kiểm tra xuất xưởng.

Đặc tính và ứng dụng của kính cường lực

1.  Khả năng chịu lực cao: Về mặt cơ học, TEMPER GLASS có tính chịu lực tác động lên bề mặt rất cao, gấp 4 đến 5 lần so với kính nổi thông thường cùng loại và cùng độ dày nhờ các ứng suất nén trên bề mặt tạo ra khi tôi kính, giúp cho kính TEMPER GLASS chịu được rung chấn, sức gió lớn và va đập mạnh.

2. Khả năng chịu sốc nhiệt: TEMPER GLASS có tính chịu sốc nhiệt (sự thay đổi nhiệt độ đột ngột) rất cao, có thể chịu được sự thay đổi nhiệt độ đến 1500C mà không bị vỡ. Trong khi kính nổi thông thường sẽ bị vỡ khi có sự thay đổi nhiệt độ đột ngột không quá 500C.

3. Độ an toàn cao: TEMPER GLASS rất khó vỡ, nhưng khi vỡ thì vỡ dưới dạng những hạt nhỏ rời, cạnh không bén, vô hại và vì vậy sẽ không gây tổn thương. Trong khi kính thường khi vỡ sẽ tạo thành những mãnh nhọn, bén như dao, có tính sát thương rất lớn. Ngoài ra kính TEMPER GLASS còn tạo ra khả năng thoát hiểm cho con người trong các toà nhà khi xảy ra hoả hoạn. Vì vậy rõ ràng là quá trình tôi cường lực là thực sự cần thiết để đảm bảo độ an toàn cũng như đặc tính cơ học của kính kiến trúc và kính trang trí nội thất.

4. Ứng dụng: Vì kính cường lực có các đặc tính ưu việt như chịu sốc nhiệt cao, chịu lực va đập, khả năng chịu uốn… và đặc biệt là độ an tòan cao nên đa số phần lớn kính kiến trúc cho các công trình xây dựng, trang trí là kính cường lực. Kính cường lực được sử dụng rộng rãi trong các ứng dụng như làm  cửa đẩy, cửa sổ, lan can cầu thang, buồng tắm đứng, cửa xe, mặt bàn, tủ… và trang trí nội thất.

Đặc biệt với các phụ kiện đi kèm : Bản lề thủy lực - bản lề sàn, tay lắm, thanh kẹp.... được chúng tôi nhập trực tiếp từ những nhà cung cấp uy tín hàng đầu, khi quý khách đến với chúng tôi sẽ được đảm bảo yên tâm tuyệt đối về chất lượng sản phẩm và đa dạng về mẫu mã và chủng loại cho quý khách hàng lựa chọn .

Ngoài ra nếu cửa nhà bạn có diện tích nhỏ và hạn chế chi phí bạn có thể sử dụng các loại : kính thường 10 - 12. Với các loại kính này giá thành hạ hơn nhưng vẫn đảm bảo sự an toàn và tiện lợi, sang trọng cho ngôi nhà của bạn.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét